Thi công nhà xưởng công nghiệp
Thi công nhà xưởng là điều cần thiết đối với hoạt động sản xuất bình thường mới như hiện nay. Tại các khu công nghiệp Đà Nẵng thi công xây dựng nhà xưởng đang là sự lựa chọn phổ biến hiện nay khi doanh nghiệp cần làm mới, cần để mở rộng quy mô sản xuất và đây cũng là yếu tố quan trọng giúp làm nên thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khi thi công nhà xưởng, doanh nghiệp bạn hiểu rõ nhà xưởng là gì? Và khi xây dựng nhà xưởng cần lưu ý những điều gì? Cách thiết kế nhà xưởng như thế nào? Chi phí bao nhiêu?... Nhà thầu thi công nhà xưởng nào uy tín tại Đà Nẵng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhà xưởng là gì? Nhà xưởng là nhà có không gian rộng dùng để sản xuất, có sức chứa lớn.
Nhà xưởng được định nghĩa là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hàng thông thường. Nhà xưởng công nghiệp là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn, trong đó có chứa các trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển các loại hàng hoá sử dụng trong ngành công nghiệp.
Nhà xưởng được ra đời thể hiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp, là nơi doanh nghiệp có thể hiện thực hoá những kế hoạch sản xuất, tạo điều kiện làm việc cho người lao động làm việc kiếm sống. Nhà xưởng đang là hạng mục thiết kế và thi công được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm
Phân loại nhà xưởng
Nếu như đã trả lời được câu hỏi nhà xưởng là gì thì câu hỏi tiếp theo bạn cần quan tâm và làm rõ đó chính là nhà xưởng được phân loại như thế nào Theo nghiên cứu và tổng hợp thì có rất nhiều cách để phân loại nhà xưởng theo nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
Cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng hiện nay.
Chi phí xây dựng nhà xưởng hiện nay không chỉ phụ thuộc vào diện tích xây dựng và đơn giá thi công mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như loại nhà xưởng thi công, vị trí khu đất xây dựng, giá vật tư vào thời điểm thi công công trình, thời gian thi công và nhiều yêu cầu khác từ nhà đầu tư khi xây dựng.
Hướng dẫn cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng đang được áp dụng hiện nay.
Tuy nhiên để tính toán được chi phí xây dựng cơ bản nhà xưởng hiện nay, hầu hết các đơn vị thi công đều áp dụng công thức tính toán chung như sau:
=> Tổng chi phí xây dựng = Tổng diện tích đất x Đơn giá xây dựng + Chi phí móng; trong đó:
+ Tổng diện tích xây dựng nhà xưởng được tính toán bằng các công thức sau:
Tầng trệt hay tầng 1: 100% diện tích đất xây dựng
Lầu (tầng 2 trở lên): 100% diện tích đất x số lầu (xây bao nhiêu lầu thì nhân lên cho bấy nhiêu)
Mái: 30% diện tích đất xây dựng nếu là mái tôn, 50% diện tích đất xây dựng nếu là mái bằng và 70% diện tích xây dựng nếu là mái ngói.
Sân: 50% diện tích đất xây dựng
+ Đơn giá xây dựng
Đơn giá xây dựng sẽ tuỳ thuộc vào loại nhà xưởng thi công và đơn vị đảm nhận xây dựng công trình này. Thông thường đơn giá thi công của các loại nhà xưởng trên thị trường hiện nay là:
Xây nhà xưởng thông dụng: 1.400 k – 1.600 k
Nhà xưởng thép tiền chế: từ 1.700 k – 2.800 k
Nhà xưởng thép bê tông: 2.500 k – 3.000 k
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá cũng có thể thay đổi theo các thời điểm khác nhau. Muốn biết giá cụ thể nhất xin hãy liên hệ hotline và thông tin bên dưới để các chuyên viên chúng tôi hỗ trợ bạn
+ Chi phí móng
Móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá xây dựng
Móng băng một phương: 50% diện tích tầng trệt x đơn giá phần thô
Móng băng hai phương: 70% diện tích tầng trệt x đơn giá phần thô
Móng cọc: [285 k/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc]+ [Hệ số đài móng x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]
Móng cọc: [490 k/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng x diện tích tầng 1 (+sân) x đơn giá phần thô].
Cách phân loại các nhà xưởng mà nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần biết.
1. Phân loại nhà xưởng theo số tầng
Nhà xưởng 1 tầng: Trong xây dựng hiện đại, loại nhà xưởng 1 tầng này chiếm tỉ lệ đa số vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật như điều kiện bố trí thiết bị và tổ chức dây chuyền thuận lợi, có thể trang bị các loại cẩu khác nhau, dễ thay đổi dây chuyên công nghệ…
Nhà xưởng cao tầng: Loại nhà xưởng cao tầng này thường thích hợp xây dựng cho các ngành sản xuất có trang thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng đặt trực tiếp lên sàn tầng như doanh nghiệp sản xuất dụng cụ đo lường hay xí nghiệp in…
2. Phân loại nhà xưởng theo chức năng
Công trình sản xuất tạo ra thành phẩm
Các công trình năng lượng, các công trình hành chính...vv
3. Phân loại nhà xưởng theo vật liệu xây dựng
Nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép: Nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép là loại nhà xưởng được xây bằng vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và cốt thép, giúp nâng cao khả năng chịu lực lớn hơn các loại nhà xưởng bằng bê tông thông thường khác. Đây là loại nhà xưởng truyền thống nhất vì chúng đã được ứng dụng rộng rãi từ cách đây khá lâu.
Nhà xưởng thi công bằng khung thép: Loại nhà xưởng này còn được biết đến với tên gọi là nhà xưởng tiền chế. Khác với nhà xưởng bằng bê tông cốt thép thì nhà xưởng tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bằng các kết cấu thép được chế tạo sẵn ở nhà máy theo bản vẽ kỹ thuật chỉ định sẵn. Chỉ việc lắp ghép các kết cấu lại với nhau khi di chuyển đến khu vực thi công.
4. Phân loại theo chức năng
Nhà xưởng không có văn phòng: Đây là loại nhà xưởng chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phân bón, dụng cụ sửa chữa hay gia công kim loại…
Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng: Loại nhà xưởng này được phân thành 2 khu chức năng đó là xưởng sản xuất thành phẩm và khu hành chính văn phòng. Việc thuê hoặc xây dựng nhà xưởng kết hợp với văn phòng giúp mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như tiết kiệm được chi phí đầu tư, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình vận hành và phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
5. Phân loại nhà xưởng theo nhu cầu
Nhà xưởng cho thuê xây sẵn: Đây là mô hình cho thuê nhà xưởng phổ biến trong suốt những năm vừa qua vì chúng đánh đúng vào tâm lý của nhà đầu tư đó là tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhưng vẫn đảm bảo đi vào hoạt động tốt nhất.
Nhà xưởng xây theo yêu cầu: Mô hình này ra đời thường phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đặc thù như thực phẩm, làm kho lạnh…
Thi công nhà xưởng công nghiệp Đà Nẵng
6. Phân loại nhà xưởng theo kết cấu mái
Nhà xưởng khung phẳng: mái sử dụng mái dầm, giàn và khung liền khối
Nhà xưởng khung không gian: mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều, giàn không gian, mái treo, mái dẻo hoặc cao su bơm hơi
7. Phân loại nhà xưởng theo hệ thống chiếu sáng
Nhà xưởng công nghiệp có hệ thống chiếu sáng tự nhiên
Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng nhân tạo
Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng hỗn hợp
8. Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch
Nhà xưởng công nghiệp một khẩu độ: Thích hợp cho các công trình năng lượng hoặc nhà kho. Nhà xưởng công nghiệp nhiều khẩu độ: Phổ biến nhất là nhà xưởng công nghiệp 1 tầng sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Nhà thầu thi công cơ khí nhà xưởng uy tín tại Đà Nẵng:
Hotline: 0943442567 - 0975222865
Email: info@tanhoangthinh.com